Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu hóa nào?

Trẻ nhỏ nên hệ tiêu hóa cũng chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa hơn người lớn rất nhiều. Nhưng cụ thể các bé dễ bị mắc các loại bệnh đường tiêu hóa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ!

  1. Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu hóa như tiêu chảy

Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu hóa như tiêu chảy

Tiêu chảy là loại bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không cẩn thận, dẫn tới trẻ bị nhiễm khuẩn hay virus.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ là đi phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước…

Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước và điện giải. Để bù nước và điện giải, các mẹ cần cho con uống ngày oresol. Tuy nhiên, các mẹ phải chú ý cho trẻ uống từng ít một, và uống nhiều lần trong ngày.

Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, các mẹ cần ngay lập tức đưa con đến các trung tâm y tế có chuyên môn để kịp thời khám chữa.

  1. Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng và những thay đổi trong đại tiên.

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chậm phát triển

Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ là trẻ thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu.

Do hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc sử dụng nhiều kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dấn đến tình trạng khó hấp thụ dinh dưỡng, khiến cơ thể khó phát triển toàn diện.

  1. Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu hóa như táo bón

Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường (ít hơn 3 lần/tuần), hoặc khó khăn khi đi ngoài, gây áp lực tâm lý cho trẻ đối với việc đi ngoài.

Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu hóa như táo bón

Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, trẻ bị táo bón được chẩn đoán khi có hơn 2 tiêu chí sau:

  • Có dưới 3 lần trong tuần đi ngoài trọn vẹn
  • Phân cứng và to, phân dê, hoặc phân rất to, đi không thường xuyên
  • Khó chịu, căng thẳng khi đi ngoài
  • Phân cứng, cọ xát gây tổn thương hậu môn
  • Rặn, nín giữ phân
  • Trước đó đã từng bị táo bón
  • Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, tiên căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng

Táo bón gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của trẻ. Cha mẹ nên chú ý phát hiện tình trạng của trẻ sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh việc táo bón kéo dài trở thành mãn tính.

Để hỗ trợ trẻ hoàn thiện hệ tiêu hóa, các chuyên gia khuyên các mẹ nên cho con sử dụng tinh bột hẹ Heta.Q.

Tinh bột hẹ Heta.Q là sản phẩm được làm từ 100% lá hẹ tươi, bằng công nghệ sấy thăng hoa Nhật Bản. Trẻ không chỉ được hấp thu chất xơ gấp 200 lần rau xanh thông thường, mà còn dễ ăn, dễ sử dụng.