Tổng quan về căn bệnh táo bón ở trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết

Táo bón ở trẻ nhỏ là căn bệnh vô cùng phổ biến . Dù đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Để có thể phòng ngừa được căn bệnh này, các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương hướng điều trị của bệnh. 

Táo bón ở trẻ nhỏ là gì?

Táo bón ở trẻ nhỏ là căn bệnh thường gặp

Táo bón ở trẻ nhỏ là căn bệnh khiến trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài. Không chỉ vậy, khi trẻ cố gắng đi ngoài sẽ gặp tình trạng đau đớn ở vùng hậu môn, sau khi đi xong thì có ra một lượng máu nhỏ trên giấy vệ sinh do vết rách nhỏ trên da của phần sau ống tiêu hóa. Hơn nữa, trẻ sẽ đi cầu ít lần hơn bình thường (ít hơn ba lần/tuần).

Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón, các mẹ sẽ thấy trẻ đi ngoài ra phân rất cứng, kích thước lớn hơn bình thường. Hoặc khối phân được tạo bởi những cục nhỏ và rắn, như phân thỏ hay phân dê.

Táo bón ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây bệnh

Về cơ bản, các mẹ có thể hiểu lý do gây bệnh táo bón ở trẻ nhỏ được chia thành hai nguyên nhân chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân thực thể là do trẻ gặp vấn đề về bệnh cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, hay có vấn đề với đường ruột…

Nguyên nhân chức năng là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh táo bón, chẳng hạn như:

  • Trẻ nhịn đi ngoài trong một thời gian dài: trường hợp này thường thấy nhất khi trẻ mải chơi, không chịu đi ngoài, hoặc đến lúc đi ngoài lại không còn cảm giác. Cứ như vậy qua một thời gian, khối lượng phân tích tụ ở đường ruột ngày càng lâu và to, khiến cho trẻ đến lúc đi ngoài gặp khó khăn và dễ có khả năng bị táo bón mãn tính.
  • Việc thay đổi khẩu phần ăn đột ngột, hoặc ăn nhiều các thực phẩm quá nhiều chất bổ, thiếu chất xơ, khiến phân trở nên cứng hơn, trẻ khó đi ngoài hơn.
  • Cơ thể bị thiếu nước hay mất nước cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
  • Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có khả năng khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tình trạng táo bón…

Táo bón ở trẻ nhỏ có một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng dễ nhận biết như đi cầu ít hơn bình thường, phân cứng và gây đau đớn khi trẻ đi ngoài, các mẹ có thể tham khảo thêm một số triệu chứng dưới đây để phát hiện sớm hơn tình trạng táo bón của con:

  • Đau vùng dạ dày
  • Chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm giác không được khỏe
  • Thay đổi hành vi, dễ cáu gắt, không thoải mái
  • Căng thẳng khi phải đi vệ sinh…

Với trẻ bị táo bón mãn tính còn gặp trường hợp phân bị kẹt ở trực tràng, gây ra các tình trạng như phân dính vào quần, hoặc có chất nhầy trong phân dính. Các mẹ nên theo dõi để nắm rõ hơn về tình trạng khác thường của trẻ.

Cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ

Các mẹ nên bổ sung đủ lượng nước và chất xơ cần thiết để tránh bị táo bón ở trẻ nhỏ

Để điều trị bệnh táo bón, các mẹ nên chú ý cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp cho trẻ đủ nước và chất xơ cần thiết. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo một số sản phẩm điều trị táo bón được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bệnh nhi khuyên dùng như TINH BỘT HẸ HETA.Q. 

Tinh bột hẹ Heta.Q là sản phẩm có thành phần 100% làm từ lá hẹ tươi, được sản xuất theo công nghệ sấy thăng hoa của Nhật Bản. Sản phẩm có tác dụng bổ sung chất xơ, củng cố hệ tiêu hóa và điều trị táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả (chỉ sau 3-5 ngày sử dụng).

Cách phòng tránh bệnh táo bón ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh, các mẹ nên:

  • Xây dựng cho con một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tránh việc ngồi quá lâu ở một chỗ.
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày.
  • Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và điều chỉnh cho trẻ.