Nguyên nhân, giải pháp dành cho trẻ bị táo bón lâu ngày mà mẹ cần biết

Táo bón lâu ngày có thể gây các biến chứng nghiêm trọng cho bé nhưng nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này ở trẻ mẹ đã biết chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ các nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ để mẹ có cách phòng ngừa sớm cho bé nhé!
 
Táo bón lâu ngày là tình trạng trẻ thường xuyên bị táo bón tái phát, bệnh không cải thiện rõ rệt, triệt để. Có hai nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ:
Nguyên nhân thứ nhất: táo bón chức năng

Là táo bón mà không do bất cứ tổn thương thực thể (giải phẫu) hoặc sinh lý (hormone hoặc các chất hóa học trong cơ thể) gây ra. táo bón chức năng thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ hoặc các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh khác.
Táo bón chức năng thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi và được chia thành 3 loại chính:

  • Táo bón có nhu động ruột bình thường

Đây là dạng táo bón chức năng phổ biến nhất. Các cơ ruột co bóp và thư giãn theo đúng tốc độ hoạt động bình thường: tức là không quá nhanh, không quá chậm. Phân di chuyển trong ruột già với tốc độ thích hợp nhưng lại khó khăn đi ra ngoài. Trẻ có thể có tình trạng đau bụng hoặc đầy bụng.
Đối với dạng táo bón chức năng này, việc bổ sung nhiều chất xơ từ những loại thực phẩm hàng ngày có thể cải thiện triệu chứng táo bón cho trẻ.

  • Táo bón nhu động ruột chậm

Dạng táo bón này do hoạt động của cơ ruột bị chậm so với thông thường. Nguyên nhân cho việc di chuyển chậm của phân là do thần kinh. Dây thần kinh truyền tín hiệu kém đến các cơ ruột, khiến chuyển động ruột không đúng tốc độ mà chúng cần đạt.
Đối với dạng táo bón này thì việc thay đổi chế độ vận động, sinh hoạt năng cường vận động, tập thói quen đi cầu) sẽ có hiệu quả hơn.

  • Rối loạn bài xuất phân

Trẻ gặp tình trạng rối loạn bài xuất phân nếu:Trẻ ngồi nhà vệ sinh hàng giờ, cố rặn mà không thể đi được cho dù phân không to. Phải dùng thuốc thụt thường xuyên. Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc chất xơ thường xuyên nhưng không cải thiện được táo bón.
Đối tượng hay gặp tình trạng này là trẻ táo bón kéo dài và có thể bắt đầu xuất hiện một số biến chứng như nứt hậu môn, bệnh trĩ, phân cứng rắn ghồ ghề. Khi có tình trạng này cần phải điều trị lâu dài và kiên trì để giảm đau đớn và cải thiện tình trạng táo bón.
Nguyên nhân thứ nhất: táo bón chức năng
Táo bón bệnh lý

Nguyên nhân có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá như bệnh của đại trường các bệnh toàn thân suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường… Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép… hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ… Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột.
Biểu hiện táo bón kéo dài
Các biểu hiện của táo bón kéo dài lâu ngày thường bao gồm:

  • Biểu hiện rõ rệt nhất là tần số đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần và giảm tùy theo mức độ nghiêm trọng của táo bón. Mỗi lần đi ngoài rất khó khăn, phải rặn nhiều và đặc biệt là phải vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều. Tình trạng này kéo dài trong thời gian từ vài tháng đến vài năm.
  • Phân rắn, lổn nhổn thành từng cục giống như cục phân dê. Thậm chí mỗi lần đi ngoài phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
  • Có thể có tình trạng đi ngoài ra máu tươi trước hoặc sau khi ra phân do do khi rặn quá mức dẫn đến niêm mạc hậu môn bị xây xát. Ngoài máu ra, phân có thể lẫn thêm cả chất nhầy.
  • Táo bón kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến hậu môn liên tục bị tổn thương, dễ dàng dẫn đến trĩ nội, trĩ ngoại hay những bệnh trực tràng khác khó chữa trị
  • Đau bụng với nhiều mức độ khác nhau, có trường hợp đau bụng dữ dội, kèm theo chướng hơi, đầy bụng.

Để có thể phát hiện chính xác những biểu hiện của táo bón kéo dài, mỗi chúng ta cần phải chú ý quan sát đến tần số đi ngoài của trẻ cũng như đặc điểm của phân và những bất thường khác, từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Giải pháp dành cho trẻ bị táo bón lâu ngày?
Nếu táo bón kéo dài, tình trạng nặng thêm mà không có biện pháp chữa trị sẽ dễ dàng dẫn đến trĩ hoặc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.  Dưới đây là một số giải pháp giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón kéo dài.

  1. Cho trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

  1. Ăn nhiều rau xanh và quả chín

Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

Hoặc dùng sản phẩm Tinh Bột Hẹ Heta.Q. Đây là một sản phẩm hoàn toàn lành tính, cung cấp gấp 200 lần chất xơ so với rau xanh và hoa quả thông thường. Ngoài ra trong sản phẩm này có có kháng sinh tự nhiên odorin giúp làm lành tổn thương hệ tiêu hóa.

  1. Tập thói quen đại tiện

Rèn cho trẻ thói quen tập đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày. Tốt nhất là khoảng sau ăn sáng, trước đi học để đề phòng trẻ nhịn đại tiện ở trường.

  1. Chọn loại sữa không gây táo bón

Mẹ nên chọn loại sữa không gây táo bón, có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

  1. Xoa bụng cho trẻ

Mẹ đặt ngón tay vào giữa bụng sau khi cho bé ăn xong 1 tiếng, xoa nhẹ nhàng và đều đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút, làm 2-3 lần/ngày. Khi thời tiết chuyển lạnh, mẹ nhớ làm ấm tay trước tiên để bé không bị giật mình nhé.

  1. Ngâm nước ấm

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Nước ấm cũng có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ. Với trẻ mới có dấu hiệu táo bón, mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần.

  1. Xoa kem Vaseline

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Kem Vaseline lành tính, thích hợp cho ngay cả những bé sơ sinh có làn da nhạy cảm nhất. Bôi một lớp Vaseline và xoa nhẹ ở hậu môn của bé. Vaseline không chỉ có tác dụng làm mềm mà còn kích thích phân thoát ra ngoài.

  1. Cho bé ăn khoai lang chấm mật mía

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 12 tháng Khoai lang nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruôt, từ lâu vốn đã nỗi tiếng là mẹo hay trị táo bón hiệu quả. Với trẻ trên 12 tháng đã ăn được mật ong, mật mía, mẹ có thể áo dụng mẹo trên. Mẹ ra chợ chọn mua một củ khoai lang tươi, vỏ không bị sần, không có lỗ thâm, mọc mầm, về rửa sạch rồi luộc cho bé ăn nóng chấm mật mía. Với trẻ chưa biết nhai, mẹ có thể giúp con nghiền nhuyễn rồi trộn mật cho con.

  1. Cho trẻ uống nước rau diếp cá.

Rau diếp cá có tính mát, khả năng nhuận tràng tốt. Vì vậỵ loại thảo dược này thường được các mẹ sử dụng thường xuyên để trị táo bón cho con. Vốn là một kháng sinh thảo dược nên rau diếp cá còn được dùng để chữa sốt, viêm họng, viêm tai giữa cho trẻ nhỏ.

  1. Kích thích hậu môn cho trẻ bằng các phương pháp dân gian
  • Dùng mật ong nguyên chất, sạch bôi vào hậu môn trẻ làm “nóng” vùng cơ hậu môn giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.
  • Dùng tăm bông sạch, tẩm vào mật ong sạch rồi ngoáy sâu vào lỗ hậu môn của trẻ khoảng 1cm là trẻ đi ngoài được ngay.
  • Dùng cọng mồng tơi sạch đã tước vỏ, tẩm vào mật ong sạch rồi ngoáy để kích thích hậu môn trẻ giống như cách trên cũng giúp trẻ đi tiêu trong vài phút.
  1. Dùng thuốc thụt hậu môn cho trẻ

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc thụt táo bón cho trẻ có tác dụng rất nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được sự cho phép và hướng dẫn của bác sỹ, cha mẹ không được tự ý mua về sử dụng.
Lưu ý: Các giải pháp kích thích hậu môn hay thụt hậu môn ở trên chỉ là những cách chữa táo bón ở trẻ em mang tính chất tạm thời chứ không làm trẻ hết táo bón được, hơn nữa nếu lạm dụng nhiều trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn hậu môn và mất phản xạ rặn tự nhiên.

  1. Hạn chế một số đồ ăn không tốt cho trẻ

Trái ngược với việc không thích ăn rau thì những món khoái khẩu của trẻ thường là: đồ ngọt, sô cô la, nước ngọt có ga, đồ chiên rán và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Đây lại là những thực phẩm cần phản hạn chế cho trẻ vì ăn nhiều những thực phẩm này không những không tốt cho tình trạng táo bón mà còn là nguy cơ dẫn đến rất nhiều loại bệnh tật khác trong đó có béo phì và tim mạch.

  1. Cho bé uống nước cam kết hợp sữa chua

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng Cam kết hợp cùng sữa chua giúp bé đi tiêu dễ dàng. Axit khi vào ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa và tác dụng rất nhanh. Khi trẻ uống cốc nước cam, chanh xong thì rất muốn đi vệ sinh, có thể hơi đau bụng nên càng muốn đi thật nhanh. Mẹ có thể vắt cho bé uống khoảng 60ml nước cam, sau đó hai tiếng cho con ăn thêm một nửa hộp sữa chua, bé sẽ đi tiêu cực dễ dàng.

  1. Cho bé uống bột sắn

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng Bột sắn có tính mát, sẽ giúp bé thanh nhiệt, hết nóng trong và đi tiêu dễ dàng

  1. Rửa sạch hậu môn cho bé

Sau mỗi lần bé đi vệ sinh, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn của bé, tránh để các tổn thương gây viêm nhiễm hoặc khó chịu cho trẻ.

  1. Cho trẻ ăn vừng đen

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng Vừng đen có tác dụng rất tốt khi bé bị táo bón. Vừng đen có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn dặm. Chỉ sau một lần ăn, con sẽ đi tiêu ngay lập tức.

  1. Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát

Một số hoa quả có vị chát đó là: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…

  1. Đưa con đi khám

Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện, mẹ nên đưa con đi khám  vì trong một số trường  hợp, trẻ sơ sinh bị táo bón có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.