Mẹo vàng trị táo bón cho trẻ – Mẹ không thể bỏ qua

Táo bón là tình trạng thường gặp của trẻ từ khi bắt đầu ăn dặm khiến con mệt mỏi, quấy khóc, cha mẹ cũng phiền lòng theo. táo bón ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho trẻ tiêu hóa kém, lâu ngày dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, sa trực tràng rất nguy hiểm. Muốn con ăn ngon, phân đẹp, không táo bón, mẹ tham khảo ngay 8 mẹo vàng này, giúp con khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.

Táo bón khiến trẻ thấy mệt mỏi

Dấu hiệu của trẻ bị táo bón

Với trẻ em, bố mẹ không căn cứ vào số lần đi ngoài của trẻ để phán đoán trẻ có bị táo bón hay không. Có trẻ 1 ngày đi nặng 1 lần, có trẻ 2,3,4 ngày. Phân của trẻ tùy theo tháng có tính chất, màu sắc khác nhau. Trẻ dưới 6 tháng đi phân vàng, khuôn, không gồng mình quá, không mặt đỏ tía tai, trẻ thoải mái dễ chịu là ổn. Bố mẹ cần tập nhìn màu sắc phân để điều chỉnh chất lượng sữa cho con.
Nếu trẻ bú mẹ, mẹ cần cải thiện bữa ăn thật hợp lý; với trẻ ăn sữa ngoài, cần có loại sữa thích hợp, tránh sữa quá nóng, gây táo bón cho trẻ.

Dấu hiệu 1: Khó khăn trong việc đi ngoài

Một biểu hiện khác của chứng táo bón ở các bé là việc đi ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Bé thường phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng lên, vã mồ hôi, thậm chí khóc vì đau rát.

Dấu hiệu 2: Phân của trẻ ở dạng khô, rắn

Bé bị táo bón sẽ thường đi ngoài ra phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như hạt. Nếu quan sát bỉm thay ra, mẹ thấy phân có lẫn máu, đó là do tình trạng táo bón đã nặng hơn, khiến bé bị rách hậu môn khi rặn.

Dấu hiệu 3: Bụng bé bị chướng, sờ vào thấy cứng

Thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể sẽ khiến bụng của bé bị chướng, mẹ sờ vào thấy cứng và căng. Ngoài ra, bé còn có hiện tượng bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu hay xì hơi nặng mùi.
Với những dấu hiệu này, mẹ có thể làm những phương pháp sau để con sớm hết bị táo bón.

Dấu hiệu 4: Số lần đi ngoài ít hơn thông thường

Nếu mẹ chú ý tới số lần đại tiện của bé thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng táo bón. Bé có thể bị táo bón khi:

  • Bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày
  • Bé từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần
  • Bé từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần

Mẹ cần đối chiếu các dấu hiệu kể trên với số lần đi ngoài thông thường của mỗi bé, từ đó mới khẳng định chắc chắn bé có bị táo bón hay không.

Tinh bột hẹ giúp điều trị táo bón ở trẻ

Một số bài thuốc dân gian trị táo bón cho trẻ

Tinh Bột Hẹ xin giới thiệu những bài thuốc dân gian chỉ dùng khi con bị táo bón lần đầu, táo ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống hay cân nặng và sinh hoạt của con.
Các mẹ đừng quên SHARE về dùng dần nhé.
(Chú ý, phương pháp dân gian có mật ong chỉ dùng cho trẻ 1 tuổi trở lên)

1. Cà rốt + mật ong

Nguyên liệu:

  • 50g cà rốt
  • 25ml mật ong

Cách làm:
Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho mật ong vào, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Cho bé ăn ngày 2 lần.

2. Nước ép cam mật ong

Nguyên liệu:

  • 2 quả cam
  • 30 ml mật ong
  • 1 ít vỏ cam thái nhuyễn

Thực hiện:
Cắt cam thành hạt lựu lớn. Cho nước cam, mật ong, cam cắt hạt lựu, đá viên vào bình lắc, lắc đều tay. Sau đó, cho nước cam và mật ong ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, cắm ống hút, trang trí thêm lát cam, dùng lạnh.

3. Rau khoai lang

Nguyên liệu: Rau khoai lang 60 g
Cách dùng: nấu canh hoặc luộc ăn cả nước và cái. Để có hiệu quả, bạn có thể ăn ngày vài lần, nếu bé còn bú mẹ thì mẹ hãy ăn loại rau này để chữatáo cho trẻ.

4. Cam thảo

Nguyên liệu: Cam thảo 20 g, chỉ xác 8g
Cách dùng:

  • Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống.
  • Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1 – 2 thìa cà phê một lần.
  • Trẻ 2 – 3 tuổi uống 2 – 3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2 – 3 lần.

5. Rau dền, rau sam

Nguyên liệu: Rau dền 30g, rau sam 30g
Cách dùng: rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần.

6. Lá muồng muồng

Nguyên liệu: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10 – 15 g
Cách dùng: nấu nước uống sau mỗi bữa cơm.

7. Nước mía + mật ong

Các mẹ có thể dùng nước mía, mật ong (mỗi thứ một cốc nhỏ), trộn chung, khuấy đều, cho trẻ uống lúc bụng đói.
Ngày dùng hai lần sáng và chiều là bài thuốc chữa táo bón hiệu quả ở trẻ.

8. Tinh Bột Hẹ

Tinh Bột Hẹ giúp giải quyết dứt điểm các tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy, phân sống, táo bón cải thiện hoàn toàn các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột.
Không phải vất vả chọn lựa cân đo đong đếm như các bài thuốc dân gian khác chỉ với 2 thìa / ngày cho trẻ dưới 4 tuổi.

  • Từ 4 – 12 tuổi : 3 thìa / ngày
  • Trên 12 tuổi : 4 thìa/ ngày
  • Với những bé bị táo lâu ngày mới đầu sử dụng cho con liều tấn công ngày 2 lần liều lượng trên. Tình trạng ổn thì chỉ cần ngày 1 lần.

2 thìa tinh bột hẹ chứa gấp 200 lần chất xơ trong rau xanh

Táo bón ở trẻ chủ yếu là do uống ít nước và hệ tiêu hóa không hấp thu được chất xơ.
Khi mẹ cho bé sử dụng Tinh bột hẹ, sẽ giúp tái tạo tiêu hóa cũng như cung cấp hàm lượng chất xơ gấp 200 lần rau xanh, kích thích thành ruột giúp việc tiêu hóa thức ăn được trơn tru, làm tăng nhu động ruột, tăng co bóp lên thành ruột đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.
Khi trẻ bị táo bón, ngay những lần sử dụng đầu tiên, Tinh bột hẹ sẽ sinh tân nhuận tràng, có tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, cản trở sự tái hấp thu nước ở đại tràng, chất xơ trong Tinh bột hẹ sẽ hút nước và trương nở làm tăng thể tích, mềm phân.

Tinh bột hẹ kích thích tiêu hóa của trẻ

Sử dụng Tinh Bột Hẹ hàng ngày sẽ giúp việc đi ngoài của trẻ được thực hiện đều đặn, từ đó giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.
Đồng thời với tình trạng trẻ bị khó tiêu, đầy bụng, tinh bột hẹ cũng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.